Hiện tượng rạn da thường xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai. Nhưng, hiện nay ngay cả thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì cũng có thể mắc phải tình trạng này. Điều này là do cơ thể của trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, hoặc xuất phát từ bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ. Vậy tại sao bị rạn da ở tuổi dậy thì cùng tìm hiểu nhé.

Rạn da tuổi dậy thì là gì?

Rạn da tuổi dậy thì xảy ra khi các mô dưới da bị kéo căng do cơ thể phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng.

Mặc dù da của chúng ta thường khá đàn hồi, nhưng khi bị kéo căng quá mức sẽ khiến cho quá trình sản xuất collagen bình thường bị gián đoạn. Collagen là một loại protein có khả năng giữ các mô liên kết lại với nhau. Nếu quá trình tăng trưởng diễn ra đột ngột sẽ làm cho việc sản xuất collagen không bắt kịp ở lớp hạ bì của da. Điều này dẫn đến phát triển các vết hoặc đường trông giống như sẹo ở lớp trên cùng của da, người ta thường gọi đó là vết rạn da.

Rạn da tuổi dậy thì là gì?

Giải thích tại sao bị rạn da ở tuổi dậy thì

Những nguyên nhân chính dẫn đến rạn da ở tuổi dậy thì bào gồm:

  • Nồng độ hormone tăng lên nhanh chóng: Dậy thì là giai đoạn cơ thể sản xuất ra lượng hormone cao nhằm phát triển tuyến lông, vú và hoàn thiện cấu trúc của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên nồng độ hormone cao có thể khiến da mất đàn hồi và xuất hiện vết rạn.
  • Di truyền: Nếu có người thân cận huyết bị chứng rạn da khi dậy thì, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia cho biết, di truyền bao gồm nhiều các yếu tố như cấu trúc da, độ săn chắc của da, nồng độ nội tiết,…
  • Tăng cân và phát triển chiều cao: Ngoài việc hoàn thiện các cơ quan, dậy thì cũng là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Tình trạng này khiến làn da bị kéo giãn quá mức trong một thời gian ngắn và tạo điều kiện cho vết rạn hình thành.
  • Cấu trúc da mỏng và khô: Các chuyên gia da liễu cho biết, người có cấu trúc da mỏng và khô thường dễ hình thành vết rạn và mức độ tổn thương da thường nghiêm trọng hơn người thuộc nhóm da dầu.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Trường hợp sử dụng thuốc hoặc kem chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ bị rạn da. Hoạt chất corticoid có thể làm giảm collagen khiến da dễ bị teo và hình thành vết rạn.

Xem thêm:

Phương pháp điều trị rạn da tuổi dậy thì hiệu quả nhất

Một số biện pháp chữa rạn da tuổi dậy thì từ nguyên liệu thiên nhiên:

  • Mật ong và sữa chua: Công thức trị rạn da từ mật ong và sữa chua có ưu điểm dễ thực hiện và độ an toàn cao. Mật ong có khả năng dưỡng ẩm và chống oxy hóa. Trong khi đó, sữa chua chứa acid lactic – có tác dụng tẩy tế bào chết, nuôi dưỡng làn da trắng sáng và làm mờ các vết rạn trên bề mặt. Áp dụng công thức này 4 – 5 lần/ tuần trong ít nhất 3 tháng để nhìn thấy tác dụng.
  • Nha đam và dầu oliu: Dầu oliu và nha đam đều có khả năng dưỡng ẩm cao, giúp giảm tình trạng da khô ráp và nhăn nheo. Ngoài ra hai nguyên liệu này còn chứa nhiều khoáng chất, acid béo và hợp chất thực vật, có tác dụng phục hồi tế bào tổn thương, làm mờ thâm sạm và vết rạn.
  • Nước cốt chanh và viên nang vitamin E: Hàm lượng acid trong chanh có thể hỗ trợ loại bỏ tế bào da chết và làm mờ các vết rạn mới hình thành. Trong khi đó vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và hạn chế quá trình hình thành các vết rạn mới.

Phương pháp điều trị rạn da tuổi dậy thì hiệu quả nhất

Kem trị rạn da cũng được dùng phổ biến

  • Viên uống vitamin E: Ở những người có làn da khô và mỏng, bác sĩ có thể đề nghị dùng viên uống vitamin E để cải thiện độ săn chắc và duy trì độ ẩm cho làn da. Sử dụng viên vitamin E đều đặn có thể giảm nguy cơ hình thành các vết rạn mới.
  • Viên uống vitamin C: Vitamin C (acid ascorbic) không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen. Bên cạnh đó, vitamin C còn đẩy lùi các tế bào melanin gây sạm màu. Viên uống vitamin C thường được sử dụng phối hợp với vitamin E để tăng tác dụng điều trị vết rạn và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.
  • Kem bôi chứa vitamin A (Retin-A): Vitamin A (Tretinoin) có tác dụng loại bỏ tế bào chết và thúc đẩy sự tăng trưởng của da. Tuy nhiên kem bôi chứa vitamin A dễ bắt nắng nên cần che chắn da khi sử dụng.
  • Kem dưỡng ẩm thông thường: Các loại thuốc kem bôi thông thường có tác dụng dưỡng ẩm và cải thiện độ đàn hồi cho da. Mặc dù không tác động trực tiếp đến vết rạn nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giảm mức độ tổn thương da.

Kem trị rạn da cũng được dùng phổ biến

Để điều trị rạn da ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ nên chú trọng chăm sóc cơ thể của mình thật tốt. Điều này thường bao gồm ăn uống lành mạnh, năng động, chăm sóc da và chống nắng đầy đủ. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống

Có thể bạn quan tâm: Vết rạn da ở ngực xuất hiện do đâu? Làm gì để điều trị? TẠI ĐÂY


administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *