Bảo hiểm xã hội là quyền lợi mà người lao động nhận được trong quá trình làm việc. Tùy hoàn cảnh và nhu cầu mà nhiều người sẽ lựa chọn hình thức nhận bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự mình đi nhận bảo hiểm xã hội một lần được. Vậy trường hợp này theo các quy định của luật bhxh sẽ xử lý như thế nào?
Bài viết này sẽ trình bày cho bạn đọc cách thức ủy quyền nhận BHXH một lần để xử lý nếu có vướng phải trường hợp này.

1. Trường hợp được ủy quyền nhận Bảo hiểm xã hội một lần

Theo khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có ghi về quyền của người lao động:
– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra khoản 4 Điều 3 Quyết định 636/QĐ-BHXH về nhận BHXH một lần nêu rõ:

– Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, người đề nghị hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do thương tật, bệnh tật tái phát và thân nhân người lao động nêu trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Khi nhận kết quả giải quyết thì phải trực tiếp nhận, trường hợp không đến nhận trực tiếp thì phải có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người đại diện hợp pháp của mình nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH

Như vậy, người lao động trong trường hợp không thể tự mình đến nhận bảo hiểm xã hội một lần có thể ủy quyền cho người cho người đại diện của mình đến nhận thay.
Người được ủy quyền sẽ phải nộp Giấy ủy quyền (Mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH hoặc cơ quan Bưu điện nơi chi trả; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả hoặc Giấy nhận tiền.

2. Trường hợp người được nhận bảo hiểm không đủ sức khỏe hay nhận thức để làm ủy quyền nhận Bảo hiểm xã hội một lần.

Trong một số trường hợp người lao động ốm đau, mất nhận thức… không thể làm giấy ủy quyền cho người khác nhận Bảo hiểm xã hội một lần thay mình thì phải làm thế nào?

Trường hợp này, người nhà/ người nhận thay BHXH có thể thực hiện như sau
a) Yêu cầu Tòa án tuyên bố người lao động là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ.

– Theo Khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là: người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Kế toán cần lưu ý những điểm gì khi xuất hóa đơn?

Công thức tính thuế TNCN từ trúng thưởng được quy định như thế nào?

b) Người giám hộ thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó có quyền:

+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Do đó, khi Tòa án tuyên bố người lao động có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì đồng thời sẽ xác định quyền của người giám hộ.

Người giám hộ sẽ đại diện người lao động thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần.


administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *