Epoxy là một trong những dòng sơn công nghiệp cao cấp trên thị trường hiện nay. Sơn epoxy ngày càng phủ rộng trong các công trình công nghiệp vì nó mang nhiều tính năng vượt trội. Hiện nay, ngoài những dòng sản phẩm epoxy có màu như các bạn vẫn thường biết còn có cả những dòng sản phẩm sơn epoxy không màu. Đặc biệt hơn là những dòng sản phẩm này được nhiều người lựa chọn hơn so với dòng epoxy có màu. Vậy tại sao epoxy không màu lại được lựa chọn nhiều đến vậy. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ưu điểm của sơn epoxy không màu

Như các bạn đã biết, sơn epoxy không chứa màu là dòng sơn gồm hai thành phần. Bản chất của nó là không có màu, trong suốt và có khả năng chịu được va đập. Dưới đây là những ưu điểm của sơn epoxy:

Cấu tạo từ nhựa epoxy nên nó có thể đóng rắn một các rất nhanh, có thể tạo nên một kết cấu bền vững giúp cho bề mặt sàn chịu được tác động từ phía bên ngoài

Có thể chịu được các loại hóa chất, axit, kiềm giúp cho sàn nhà không bị xâm nhập bởi các chất có hại, giúp bảo vệ sàn nhà một cách tốt nhất

Độ bám dính cực tốt, có thể chịu được nước

Do đặc tính của dòng sản phẩm này là không màu enen nó có khả năng chịu được sự mài mòn, ức chế được vi khuẩn và nấm mốc tốt hơn các dòng khác. 

Sàn bóng loáng, có tính thẩm mỹ cao, giúp cho không gian nhà xưởng sáng và mở rộng hơn. 

sơn epoxy không màu hình 1

2. Quy trình thi công sơn epoxy không màu 

Để quá trình thi công sơn epoxy không màu diễn ra tốt nhất thì bạn cần phải tuân thủ những quy trình sau:

Bước 1: Thi công bề mặt trước khi thi công

Xử lý những bề mặt bong tróc, hư hỏng trước khi thi công sơn epoxy, đảm bảo bề mặt thi công luôn trong tình trạng sạch sẽ. Để giúp lớp sơn bám dính tốt trên bề mặt thì sau khi xử lý sàn xong bạn cần phải tạo độ nhám cho bề mặt. Bước này bạn cần phải sử dụng máy mài chuyên dụng để cao và mài sạch bề mặt sàn. 

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn 

Sau khi làm xong bước 1 bạn cần vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ tất cả các bụi bẩn, tạp chất lẫn trên bề mặt sàn để, bề lớp sơn epoxy không màu có thể bám chắc trên bề mặt sàn.

Bước 3: Thi công sơn lót

Bước này là bước vô cùng quan trọng, bắt buộc phải có vì nó là bước kết dính giữa sơn và nền nhà và tạo độ mịn cho sàn. 

Bước 4: Xử lý đối với sàn không đạt tiêu chuẩn

Bước này rất cần thiết để tăng độ cứng cho sàn và phòng tránh tình trạng thấm ngược, giúp sàn có thể chịu được áp lực và tải trọng lớn hơn.

Xử lý những bề mặt sàn không đúng tiêu chuẩn bằng cách trộn hỗn hợp cát và epoxy đúng tỷ lệ. Sau đó dùng máy chuyên dụng để san phẳng và nén thật chặt lớp này xuống bề mặt sàn bê tông.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy 

Sau khi lớp sơn lót khô cần phải thi công lớp sơn phủ epoxy. Pha sơn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất để hỗn hợp sơn tốt và lên màu chuẩn. Sau đó phủ lớp sơn trên nền nhà theo chiều từ trái qua phải từ trong ra ngoài để lớp sơn phủ kín bề mặt.
Bước 5: Nghiệm thu công trình

sơn epoxy không màu hình 2

>> Mách bạn: Sơn nền nhà xưởng JYMEC – Hãng sơn được nhiều người tin dùng

3. Ứng dụng của sơn epoxy không màu 

Sơn epoxy không có màu được ứng dụng rất nhiều trong các công trình công nghiệp như: siêu thị, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, trung tâm thương mại. Sơn này khi sơn trên nền công nghiệp ngoài tất cả các ưu điểm nổi bật của sơn epoxy mà nó còn có khả năng làm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sàn.

Những lưu ý khi sử dụng sơn epoxy không màu

Nên kết hợp với sơn lót để sơn có độ bám dính tốt nhất

Pha trộn sơn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất

Tránh thi công vào ngày mưa để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn

Làm sạch các dụng cụ thi công sau khi sử dụng

sơn epoxy không màu hình 3

Trên đây là những ưu điểm của sơn epoxy không màu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi, Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả.

>> Xem thêm: 

 


administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *